|
Chương trình đào tạo
NGÀNH KẾ TOÁN (Kế toán doanh nghiệp)
1. Kiến thức
- Vận dụng được kiến thức về pháp luật, kinh tế - xã hội, tài chính – tiền tệ, kế toán, kiểm toán trong công việc kế toán được giao;
- Giải thích được nguyên lý căn bản về kế toán, thông tin và môi trường kế toán;
- Xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp;
- Đánh giá được tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp;
- Hiểu những nguyên lý căn bản về tài chính, tiền tệ và ngân hàng;
- Giải thích được những điểm căn bản về chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán;
- Giải thích được quan điểm và nguyên lý căn bản về kiểm toán;
- Hiểu hệ thống văn bản pháp luật liên quan kế toán - tài chính;
- Hiểu nguyên lý căn bản về kinh tế và quản lý doanh nghiệp;
- Có hiểu biết cơ bản về khoa học quản lý kinh tế vi mô, vĩ mô;
2. Kỹ năng
2.1 Kỹ năng căn bản
- Khả năng tư duy logic, biện chứng, tổng hợp, phân tích và phê phán;
- Khả năng tự học một cách chủ động và độc lập;
- Khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp và thuyết trình;
- Khả năng soạn thảo văn bản.
2.2 Kỹ năng tư duy
- Thiết kế và tổ chức hệ thống thông tin kế toán cho một đơn vị;
- Khả năng tính toán, diễn giải và đánh giá các chỉ số tài chính chủ yếu;
- Khả năng lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán các chu trình và hoạt động chủ yếu trong một đơn vị;
- Khả năng dự báo và dự toán chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
2.3 Kỹ năng thực tế
- Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;
- Khả năng đo lường, ghi nhận vào sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế - tài chính chủ yếu phát sinh trong kỳ tại một đơn vị;
- Khả năng thực hiện những nghiệp vụ kế toán cuối kỳ, lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế;
- Phân biệt và phân tích được chi phí trong một đơn vị;
- Khả năng phân tích và đưa ra những kết luận phù hợp về những vấn đề kế toán trong một đơn vị dựa trên những cơ sở dữ liệu khác nhau;
- Ứng dụng thành thạo tin học vào trong công tác kế toán;
- Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;
- Tham mưu được cho lãnh đạo doanh nghiệp những ý kiến cải tiến làm cho công tác kế toán và công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp đúng pháp luật;
- Lập được kế hoạch tài chính doanh nghiệp.
3. Thái độ, hành vi và các giá trị giáo dục khác
- Có nhận thức đúng về CNXH, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng. Phẩm chất người công dân: chấp hành tốt chính sách của Nhà nước, tôn trọng và làm theo hiến pháp, pháp luật;
- Khả năng làm việc một cách khoa học, hiệu quả;
- Phong cách làm việc chuyên nghiệp theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán;
- Có tính trung thực, khách quan và đoàn kết với mọi người;
- Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, yêu nghề và tinh thần trách nhiệm công việc.
4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có thể làm việc tại các bộ phận kế toán, kiểm toán trong các doanh nghiệp, các tổ chức, các công ty tư vấn, các công ty cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán ở các vị trí công việc cụ thể sau: kế toán viên, kiểm toán viên, kế toán tổng hợp, trưởng bộ phận kế toán, kiểm toán, cán bộ tư vấn trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế;
- Có thể trở thành nghiên cứu viên trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán.
5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có thể tiếp tục học bậc đại học; có thể tham dự thi lấy chứng chỉ kế toán trưởng, chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán và đại lý thuế theo qui định.
CÁC TIN KHÁC
|
Đang online:
313
Số lượt truy cập:
5205241
|