Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI được thành lập từ năm 1976 của Bộ GTVT là trường đào tạo đa cấp, đa ngành, tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Trường được xếp vào các trường hàng đầu trong nước và khu vực ASEAN.
Giới thiệu

[Đăng ngày: 07/12/2016]

1. Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đào tạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát công tác giảng dạy và học tập.
2. Nghiên cứu, đề xuất việc phát triển cơ cấu ngành nghề, quy mô, phương thức đào tạo, mục tiêu và chương trình đào tạo.
3. Nghiên cứu, đề xuất việc phát triển cơ sở vật chất cần thiết phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
4. Tổ chức thực hiện các quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giúp Hiệu trưởng soạn thảo và ban hành các quy định về quản lý công tác đào tạo của Trường. 
5. hối hợp với các khoa, bộ môn liên kết đào tạo với các doanh nghiệp: Giảng dạy, thực tập, thực hành cho sinh viên; đề xuất xây dựng cải tiến chương trình đào tạo phù hợp thực tiễn; khảo sát tình hình việc làm, tìm kiếm việc làm cho HS-SV sau khi tốt nghiệp.
6. Lập kế hoạch và tham gia tổ chức công tác tuyển sinh hàng năm.
7. Lập kế hoạch giảng dạy và học tập hàng năm cho các bậc đào tạo. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập.
8. Tổ chức điều hành công tác giảng dạy và học tập, bao gồm:
  • Lập thời khóa biểu; lịch kiểm tra và lịch thi kết thúc học phần; 
  • Nhận điểm thi hết học phần từ Phòng Khảo thí (bảng điểm có HS-SV ký tên) và công bố điểm tổng kết cho HS-SV đúng thời gian quy định, in và cấp bảng điểm tốt nghiệp cho sinh viên.
  • Bố trí phòng học cho giảng dạy, học tập và cho những nhu cầu khác.
  • Hỗ trợ các Khoa, Bộ môn trong việc phân công giảng viên và mời giảng viên thỉnh giảng; trong việc thực tập, tham quan dã ngoại của sinh viên.
  • Theo dõi, kiểm tra và tham mưu cho Hội đồng Trường việc xét lên lớp, tạm dừng học, thôi học và điều kiện dự thi tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp của học sinh - sinh viên.
  • Tổ chức công tác thi tốt nghiệp.
  • Sơ kết học kỳ, tổng kết năm học.
9. Tập hợp, xử lý và lưu trữ các thông tin về học vụ; thống kê khối lượng thực tế giảng dạy của từng giảng viên hàng năm; chuẩn bị số liệu, tài liệu liên quan với công tác đào tạo cho các Hội đồng thi đua-khen thưởng và Hội đồng kỷ luật Trường.
10. Soạn thảo các Quyết định của Hiệu trưởng về việc thành lập các Hội đồng liên quan đến công tác đào tạo (Hội đồng thi tuyển sinh, Hội đồng thi tốt nghiệp, Hội đồng khen thưởng-kỷ luật học sinh - sinh viên...) và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các Quyết định đó.
11. Chuẩn bị các công tác liên quan Lễ khai giảng và Lễ Tốt nghiệp cho các khóa đào tạo, tổ chức hội giảng, thi học sinh giỏi từ cấp khoa đến cấp Bộ.
12. Quản lý hồ sơ và kết quả học tập của học sinh-sinh viên (phải kèm theo Bảng điểm có ký nhận của học sinh-sinh viên); đề xuất việc cấp phát các loại văn bằng tốt nghiệp theo quy định của Nhà nước.
13. Kiểm tra các hồ sơ thanh toán giờ giảng cho giảng viên, cán bộ kiêm nhiệm, giảng viên thỉnh giảng do các Khoa, Bộ môn đề nghị.
14. Phối hợp với các khoa, bô môn, các phòng chức năng tổ chức hội thảo, lấy ý kiến phản hồi của đơn vị sử dụng lao động và cựu sinh viên để tham mưu cho Hiệu trưởng điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu xã hội.  















Đang online: 227


Số lượt truy cập: 4721511

Doanh nghiệp đối tác