Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI được thành lập từ năm 1976 của Bộ GTVT là trường đào tạo đa cấp, đa ngành, tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Trường được xếp vào các trường hàng đầu trong nước và khu vực ASEAN.
Tin mới

[Đăng ngày: 29/08/2016]

Đường sắt Metro (hệ thống đường sắt đô thị) là một trong nhiều hệ thống vận tải hành khách công cộng sử dụng phương tiện vận tải bánh sắt (toa xe) trên đường ray. Căn cứ vào năng lực chuyên chở và các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, đường sắt đô thị thường được phân loại thành: tàu điện ngầm (Metro); tàu điện mặt đất (Monorail; Tramway) và tàu điện ngoại ô.
Tại các đô thị phát triển trên toàn thế giới, hệ thống giao thông công cộng là phương tiện di chuyển chính của người dân. Để giải quyết nhu cầu đi lại của người dân, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh đầu tư ưu tiên phát triển phương tiện giao thông công cộng nhằm tạo ra hệ thống vận tải công cộng có tốc độ nhanh hơn và tiện lợi hơn hiện nay. 
Theo định hướng phát triển giao thông công cộng của Chính phủ đến năm 2020, tỷ lệ đảm nhận sử dụng vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) của Hà Nội phải đáp ứng khoảng 25% nhu cầu đi lại, trong đó đường sắt đô thị chiếm 2-3%. Tp. Hồ Chí Minh đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đi lại, đường sắt đô thị chiếm 4-5%. 
Đây cũng là 2 địa phương tập trung nhiều dự án được đầu tư với các trục đường Vành đai, trục xuyên tâm và các siêu dự án đường sắt đô thị, trị giá hàng triệu đô.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 gồm: - 08 tuyến đường sắt đô thị dạng Metro; - 03 tuyến tàu điện mặt đất hoặc Monorrail - 02 tuyến đường sắt ngoại ô kết hợp đường sắt quốc gia; - 06 tuyến xe buýt nhanh; 
"Giấc mơ" về mạng lưới tàu điện ngầm chạy khắp TP HCM đang dần thành hiện thực với việc thi công tuyến metro đầu tiên dài gần 20 km. Dự kiến, sau khi 8 tuyến metro hoàn thành, người dân Sài Gòn sẽ đi lại chủ yếu bằng tàu điện ngầm.


Quy hoạch hệ thống ĐSĐT TP.HCM
Tuyến 1: Bến Thành - Suối Tiên dài 19,7 km
Tuyến 2: Bến xe Tây Ninh - Thủ Thiêm dài 21,0 km. 
Tuyến 3a: Bến Thành - Tân Kiên dài 12,0 km 
Tuyến 3b: Ngã sáu Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước dài 12,0 km
Tuyến 4: Thạnh Xuân - Khu đô thị cảng Hiệp Phước dài 34,0 km và có nhánh rẽ dài 3,0 km nối vào sân bay Tân Sơn Nhất 
Tuyến 5: Cầu Sài Gòn - Bến xe Cần Giuộc dài 26,0 km 
Tuyến 6: Ngã ba Bà Quẹo - Vòng xoay Phú Lâm dài 6,0 km
Tuyến tramway số 1 (xe điện bánh hơi chạy trên mặt đất): Dài 12,5 km. Sài Gòn - Chợ Lớn - Bến xe Miền Tây. 
Tuyến monorail số 2: Ngã tư Quốc lộ 50 - Nguyễn Văn Linh đến quận 2 dài 14,0 km. 
Tuyến monorail số 3: Ngã sáu Gò Vấp - Công viên phần mềm Quang Trung - Tân Thới Hiệp dài 8,5 km.

HỆ THỐNG TÀU ĐIỆN NGẦM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 
   


Hình ảnh: sinh viên Khoa Ccông trình tham quan tuyến Metro 1

Với nhu cầu nguồn lực rất lớn phục vụ công tác Xây dựng và vận hành các tuyến đường sắt đô thị nói chung và đường sắt nói riêng. Khoa Công trình - Trường Cao đẳng Giao thông vận tải III là đơn vị đầu tiên đã và đang đào tạo Bậc cao đẳng cho chuyên ngành này trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. 
Đây là ngành học mới, mở ra tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ vn. tạo  nhiều cơ hội  làm việc  trong nước và nước ngoài cho sinh vien sau khi tốt nghiệp. 
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp được làm việc tại các vị trí:
  • Làm việc trong các đơn vị khảo sát thiết kế với vị trí họa viên, thiết kế công trình xây dựng Đường sắt – Metro hoặc công trình giao thong. 
  • Làm việc trong các đơn vị nhà thầu thi công công trình giao thong (Đường sắt Metro) với các vị trí kỹ thuật thi công, trưởng các tổ kỹ thuật, đội trưởng đội thi công 
  • Làm việc trong các đơn vị tư vấn giám sát công trình giao thông. 
  • Làm việc trong các đơn vị quản lý nhà nước như sở giao thông vận tải các tỉnh, sở giao thông công chính thành phố, các ban quản lý dự án trực thuộc sở.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp   
Sau khi sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng Đường sắt - Metro có thể được tiếp tục đào tạo theo các chương trình đào tạo bậc đại học, Thạc sỹ kỹ thuật, Tiến sỹ kỹ thuật chuyên ngành Xây dựng - Công trình giao thông và các chuyên ngành khác trong lĩnh vực giao thông.
Trước đó, Khoa Công trình - Trường Cao đẳng GTVT III đã mở 02 khóa đào tạo ngắn hạn Lớp đường sắt - Metro. Lớp học đã nhận được phản hồi tích cực từ người học và sự hài lòng từ phía nhà tuyển dụng.



Lễ bế giảng lớp Đường sắt - Metro khóa 1



Lễ khai giảng lớp Đường sắt - Metro khóa 2














Đang online: 288


Số lượt truy cập: 5205015

Doanh nghiệp đối tác